Thứ Năm , Tháng Mười Một 21 2024
Trang chủ / Nhật Ký Tour / Nhật Ký Lữ Hành / ĐẾN QUY NHƠN THAM QUAN THÁP ĐÔI

ĐẾN QUY NHƠN THAM QUAN THÁP ĐÔI

    “Cầu Đôi liền với tháp Đôi
    Quanh năm quấn quít như tôi với nàng” 
    Là một thành phố tương đối trẻ của tỉnh Bình Định, Qui Nhơn không nhiều những di tích nổi tiếng trên địa phận của mình. Du khách đến đây có thể thăm một số cảnh đẹp của thành phố ven biển này với bãi biển hình vòng cung trải dài đang được chính quyền địa phương nỗ lực cải tạo để thu hút du khách; thưởng thức hải sản biển khá rẻ vì thành phố này giá cả chưa bị tác động nhiều của du lịch; thăm mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử tại Ghềnh Ráng; thăm chiếc cầu Nhơn Hội qua biển nối đất liền với bán đảo Phương Mai. Và nếu muốn biết thêm lịch sử về vùng đất này, có thể đến tháp Đôi, khu di tích kề trong lòng thành phố với 2 ngọn tháp có từ thời vương quốc Chămpa.
    https://quynhonlandtour.com/wp-admin/post.php?post=1017&action=edit
    Với người Qui Nhơn, địa danh tháp Đôi thường gắn với cầu Đôi vì đơn giản cặp đôi này nằm không xa nhau. Cầu Đôi nằm trên đường vào thành phố vốn là trục quốc lộ 19 nối liền cảng Qui Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên qua ngả Gia Lai. Đây là một cây cầu khá ngắn, nhỏ, không gì đặc sắc, kề bên cạnh là một cây cầu khác dùng cho đường sắt từ ga Diêu Trì nối với Qui Nhơn. Hai cầu song song nên gọi là cầu Đôi.
    Trong tư liệu xưa, tháp Đôi được gọi là tháp Hưng Thạnh vì nằm tại thôn Hưng Thạnh thuộc đất của huyện Tuy Phước. Đến năm 1898, đời vua Thành Thái nhà Nguyễn, thị xã Qui Nhơn mới được thành lập, ban đầu còn nhỏ nhưng địa giới được mở rộng dần ra các xã lân cận của huyện Tuy Phước, trong đó có thôn Hưng Thạnh. Tháp Đôi hiện nay nằm tại phường Đống Đa, không xa khu trung tâm Qui Nhơn.
    Là một công trình tôn giáo của người Chăm xây dựng từ thế kỷ X đến XV, di tích này gồm 2 ngọn tháp nằm kề nhau, một lớn một nhỏ hơn, tháp lớn cao khoảng 20m, tháp nhỏ thấp hơn, nằm trong một khu vực tương đối bằng phẳng, cửa chính cả hai đều quay về hướng nam. Tương tự các công trình tháp Chăm trong cả khu vực miền Trung, tháp Đôi cũng được xây bằng gạch nung với một kỹ thuật xây độc đáo chỉ có ở người Chăm cổ, gạch được xếp khít nhau với chất kết dính rồi nung thành một khối. Kỹ thuật xây dựng này hiện nay vẫn đang được nhiều người nghiên cứu để trùng tu các công trình đền tháp Chăm cổ. Họa tiết trang trí ở 2 ngôi tháp này cũng mang những nét riêng nhưng trong tổng thể vẫn là các tượng thần, các phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ; tượng chim thần Garuda, các con vật voi, hươu, khỉ. Tất cả đều rất sinh động.
    Điểm độc đáo của di tích này theo các nhà khảo cổ học chính là việc sử dụng chất liệu đá trong thi công công trình. Đá tảng được sử dụng rất nhiều để làm phần đế cho cả 2 tháp và chân riềm mái. Dù những phần xây dựng bằng đá này qua thời gian đã mất mát khá nhiều nhưng những gì còn sót lại hiện nay cũng đủ xếp tháp Đôi (cùng tháp Dương Long, một cụm tháp Chăm trên đất Bình Định) vào hàng tiêu biểu cho loại hình kiến trúc sử dụng đá này trong hệ thống tháp Chăm ở Việt Nam.
    Như bao di tích tháp Chăm còn lại ở miền Trung Việt Nam, tháp Đôi cũng bị chiến tranh tàn phá, bị rơi vào quên lãng, hoang tàn theo thời gian. Những di vật còn lại bên ngoài của công trình khu di tích này và cả bên trong của 2 ngọn tháp hiện còn không nhiều; nhiều phù điêu, tượng trên tháp chỉ còn lại từng phần. Trong nỗ lực trùng tu lại phế tích này, năm 1986, một nhóm chuyên gia khảo cổ học Ba Lan đã từng bước khôi phục và trả lại cho công trình phần nào hình dáng ban đầu của nó. Thành phố Qui Nhơn gần đây cũng đã cho di dời khu chợ dưới chân tháp, khu dân cư và một ngôi chùa cạnh tháp sang một khu vực mới. Du khách đến đây ngày càng nhiều. Tổng diện tích của khu di tích này hiện nay khoảng 6.000m2 nhưng theo ông Trần Hoàng Ngọc, đội trưởng phụ trách, trong tương lai sẽ được mở rộng hơn.
    Trên đất của thành Đồ Bàn
    Tháp Đôi chỉ là một trong rất nhiều cụm tháp Chăm vẫn còn tồn tại trên đất Bình Định cho đến nay. Bình Định nguyên là đất của thành Đồ Bàn (Vijaya) thuộc Vương quốc Chămpa cổ. Trong lịch sử của mình, Vương quốc Chămpa đã nhiều lần dời đô, từ phía Bắc vào phía Nam, từ phía Nam ra phía Bắc và Bình Định được chọn làm thủ đô từ khoảng năm 1000 đến năm 1471. Tại đây, Vương quốc Chămpa đã có một thời kỳ phát triển huy hoàng trong lịch sử của mình với vua Chế Mân và sau đó là vua Chế Bồng Nga. Năm 1471, thành Đồ Bàn sụp đổ, vùng đất này thuộc về Đại Việt.
    Tại Qui Nhơn, sau khi thăm tháp Đôi nếu ai yêu thích có thể làm một vòng thăm một loạt các tháp Chăm khác nằm rải rác trên đất Bình Định, nhiều tháp không cách xa Qui Nhơn bao nhiêu. Như cụm tháp Bánh Ít chẳng hạn, (cách Qui Nhơn khoảng 20km), nằm trên một ngọn đồi cao gồm 4 tháp gần nhau. Hoặc có thể đi thăm tháp Cánh Tiên tại xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn (cách Qui Nhơn chừng 27km) – một công trình rất đặc sắc trong kiến trúc đền tháp Chămpa, một nửa tháp ốp bằng đá sa thạch với những họa tiết rất đặc trưng, đỉnh tháp có những tháp nhỏ như cánh hoa từ xa vươn lên trời như tiên nữ đang múa. Có thể đi thăm tháp Bình Lâm nằm tại xã Phước Hòa, Tuy Phước, được xây dựng trên một vùng đất bằng phẳng và công trình này hiện vẫn còn hầu như nguyên vẹn; thăm tháp Phú Lộc (hay Phú Lốc) thuộc xã Nhơn Thành (An Nhơn) nằm uy nghi trên một ngọn đồi cao. Còn nếu có dịp lên đất võ Tây Sơn thăm Bảo tàng Quang Trung có thể thăm tháp Thủ Thiện tại xã Bình Nghi (Tây Sơn) với tường bên ngoài ốp gạch trơn phẳng; thăm cụm tháp Dương Long tại xã Tây Bình (Tây Sơn) gồm 3 tháp nằm liền nhau, cùng phong cách xây dựng với tháp Đôi, các góc trên đỉnh tháp có các phần làm bằng đá với hoa văn rất độc đáo, đỉnh tháp nhìn từ xa như những đóa sen nở.
    Dấu vết của kinh thành Đồ Bàn hiện vẫn nằm rải rác tại xã Nhơn Hậu, An Nhơn, ngay tại vùng đất của tháp Cánh Tiên hiện nay. Theo sách sử, tháp Cánh Tiên nằm trong khu vực trung tâm của thành Đồ Bàn ngày trước. Nhưng thật ra những di tích còn lại từ thời các vua Chăm cũng không nhiều lắm, chỉ còn lại những ngọn tháp kiêu hãnh vươn lên trời như nhắc về một quá khứ huy hoàng.
    “Thành Đồ Bàn cũng thôi không nức nở
    Trong sương mờ huyền ảo, lắng tai nghe”
    (Chế Lan Viên – Đợi người Chiêm nữ).
    [/tab]
    Tab 2 | Your Content
    Tab 3 | Your Content

    Về Quy Nhơn Land Tour

    Với phương châm “Nơi bạn tìm thấy chính mình”, chúng tôi mong muốn luôn được là người bạn đồng hành thân thiết của Quý khách trên mỗi buớc đi tìm sự mới mẻ, thú vị trong cuộc sống và bạn được chào đón như gia đình đình thứ hai của mình, Các bạn hãy đi trải nghiệm và đừng quên đến với QUY NHƠN - BÌNH ĐỊNH.

    Nỗi bật

    LAND TOUR BÌNH ĐỊNH 3 NGÀY 2 ĐÊM Năm 2018

    “XỨ NẪU BÌNH ĐỊNH NGÀY NAY” LAND TOUR BÌNH ĐỊNH  Thời gian: 3 Ngày 2 …

    LAND TOUR BÌNH ĐỊNH 4 NGÀY 3 ĐÊM Năm 2018

    “XỨ NẪU BÌNH ĐỊNH NGÀY NAY” LAND TOUR BÌNH ĐỊNH  Thời gian: 4 Ngày 3 …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *